Bên cạnh lão hóa da, mụn cũng là cơn ác mộng của phụ nữ. Không chỉ “tấn công” làn da bất cứ lúc nào, nó còn kèm theo những cảm giác và hậu quả đáng ghét như viêm, đau và thâm.
Đặc biệt, mụn không chỉ “cư trú” trên da mặt mà còn “ghé thăm” các vùng da khác như ngực, lưng hay thậm chí là vòng ba. Có rất nhiều loại mụn, từ mụn trứng cá, mụn nang, mụn ẩn đến mụn đầu đen, đầu trắng. Mỗi loại mụn đều có cách điều trị và chăm sóc riêng. Nhưng đều không quá phức tạp và khác biệt.
Tuy nhiên, có một loại mụn khác hẳn, được gọi là mụn nấm, mà bạn không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường.
Mụn nấm là gì?
Mụn nấm có tên khoa học là viêm nang lông pityrosporum hoặc viêm nang lông malassezia. Loại nấm này tấn công lỗ chân lông và làm viêm các nang lông trên da. Các triệu chứng phổ biến là đỏ, viêm và ngứa dai dẳng.
Theo bác sĩ da liễu ở New York, Joshua Zeichner, malassezia có khả năng tồn tại trên da người. Tuy nhiên, một số tác động môi trường và nội tiết tố sẽ kích thích mạnh sự phát triển của nấm và gây viêm. Ngoài ra, nấm malassezia tồn tại bằng cách hấp thụ lipid. Do đó, da dầu ẩm là môi trường sống lý tưởng cho nấm.
Theo trợ lý giáo sư da liễu tại Đại học Y Boston, Hye Jin Chung, một số thói quen hàng ngày của chúng ta cũng là nguyên nhân gây ra mụn nấm. Và mặc quần áo bó sát là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.
Vào những ngày nắng nóng, cơ thể bạn sẽ đổ mồ hôi rất nhiều. Mặc quần áo chật sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt, từ đó kích thích sự phát triển của nấm.
Sự khác biệt của mụn nấm so với các loại mụn khác
Mụn nấm không hẳn là mụn, nó được liệt kê vào một dạng nhiễm trùng nang lông. Khác biệt của loại mụn này bao gồm triệu chứng ngứa và vị trí phát ban. Mụn thông thường sẽ xuất hiện lẻ tẻ ở nhiều vùng da trên khuôn mặt và gây ra bởi vi khuẩn (P.Acne).
Mặt khác, mụn nấm thường xuất hiện chi chít và không thường không nổi trên mặt. Thay vào đó, loại mụn này thường “ghé thăm” các vùng da khác trên cơ thể như ngực, lưng và vai.
Do không phải do vi khuẩn gây ra, nên không thể điều trị mụn nấm bằng các sản phẩm trị mụn có chứa thành phần kháng khuẩn phổ biến như benzoyl peroxide.
Cách điều trị mụn nấm
Cách điều trị mụn nấm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu bạn đang ở tình trạng nhẹ, chỉ cần điều chỉnh thói quen là có thể ngăn ngừa sự phát triển và tăng sinh của nấm gây viêm. Cụ thể là vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng và hạn chế mặc quần áo bó sát.
Nếu các triệu chứng viêm trở nên nghiêm trọng, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia và bác sĩ da liễu. Các chuyên gia sẽ có thể chẩn đoán tình trạng da một cách chính xác và kê toa những loại thuốc kháng nấm hiệu quả.
Tuy nhiên, rất tiếc rằng thực tế mụn nấm vẫn có thể tái phát sau khi đã điều trị. Những thay đổi về thời tiết và thói quen sinh hoạt đều có thể khiến mụn nấm quay trở lại.
Xem thêm: 6 thành phần tự nhiên rất được ưa chuộng trong chăm sóc da hiện nay!
How useful was this post?
Click on a star to rate it!
Average rating / 5. Vote count: